Hiện nay, video có thể truyền tải thông điệp, ghi lại những khoảnh khắc. Việc nắm vững những kiến thức quay phim cơ bản là điều kiện tiên quyết để sản xuất video. Quay phim không chỉ đơn giản là bấm nút ghi hình, mà là một quá trình kết hợp giữa kỹ thuật và nghệ thuật. Từ ánh sáng, góc quay cho đến âm thanh, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một video hoàn hảo. Hãy cùng Sống Channel tìm hiểu những thông tin này nhé.
1. Tốc độ khung hình khi quay phim
Thước phim thực chất là một chuỗi liên tiếp các hình ảnh tĩnh. Những cuốn sách lật hay các bộ phim hoạt hình thường xem. Chính sự thay đổi tinh tế giữa các khung hình tạo ra sự sống động cho các đối tượng trong video. Tốc độ khung hình, hay còn gọi là fps (frames per second), là số lượng hình ảnh được hiển thị trong một giây. Khi giá trị fps càng cao, video sẽ càng mượt mà và chân thực hơn. Để lưu trữ video, máy quay ghi lại lượng dữ liệu lớn hơn rất nhiều so với khi chụp ảnh. Vì vậy, thẻ nhớ có dung lượng lớn, hỗ trợ tốc độ truyền tải cao là điều cần thiết.

2. Điều khiển phơi sáng
Cài đặt phơi sáng giúp kiểm soát lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chỉnh sửa và chất lượng hình ảnh cuối cùng. Bạn có thể điều chỉnh các thông số như khẩu độ (f-stop), độ nhạy sáng ISO và tốc độ màn trập (SS). Hình ảnh lẫn cảm xúc của bộ phim cũng sẽ thay đổi theo các yếu tố trên. Đối với video, tốc độ màn trập thường được cố định. Vì vậy, bạn sẽ cần điều chỉnh độ phơi sáng thông qua khẩu độ và ISO.
Trong trường hợp này, tốc độ màn trập được thiết lập dựa trên tốc độ khung hình đã chọn. Một mẹo hữu ích là bạn nên chọn tốc độ màn trập có giá trị dưới dạng phân số có tử số bằng 1 và mẫu số bằng hai lần tốc độ khung hình. Nếu không tìm thấy tốc độ màn trập chính xác, bạn nên chọn giá trị gần nhất có thể.

3. Làm nhòe đối tượng (chuyển động)
Các nhiếp ảnh gia thường cho rằng tốc độ màn trập 1/50 hoặc 1/60 giây là khá chậm. Tuy nhiên đây lại là tốc độ lý tưởng khi quay phim. Đơn giản vì trong nhiếp ảnh, để bắt được từng khoảnh khắc của đối tượng chuyển động nhanh, người ta thường sử dụng tốc độ màn trập cao, giúp “đóng băng” đối tượng mà không gây hiện tượng mờ nhòe.
Để tạo ra chuyển động mượt mà, tự nhiên, hiệu ứng làm nhòe chuyển động là điều cần thiết. Chính vì vậy, phương pháp quay phim cơ bản nhất là sử dụng tốc độ màn trập thấp, giúp tạo ra độ làm nhòe vừa đủ để mang lại hiệu ứng chuyển động sống động.


Đây là hình ảnh của một đối tượng với tốc độ màn trập là 1/1000 giây và 1/60 giây. Hình ảnh ở tốc độ 1/1000 sắc nét, chi tiết hơn so với tốc độ 1/60 giây. Tuy nhiên, khi phát ở chế độ quay phim, hình ảnh từ tốc độ 1/1000 giây có thể bị giật, trong khi tốc độ 1/60 giây lại mang lại cảm giác mượt mà, tự nhiên hơn.
4. Ngăn ngừa sự cố do ánh sáng nhấp nháy gây ra khi quay phim
Vào ban đêm, ánh đèn nhấp nháy gây ra hiện tượng sọc ngang hoặc làm mất màu sắc của phim. Mặc dù ánh sáng từ bóng đèn huỳnh quang và các nguồn sáng khác có vẻ ổn định. Trên thực tế, chúng đang nhấp nháy với tần số cao. Hiện tượng này do tốc độ nhấp nháy của nguồn sáng không khớp với tốc độ hoạt động của màn trập.
Chu kỳ nhấp nháy được xác định bởi tần số của nguồn điện trong khu vực. Do đó, việc điều chỉnh tốc độ màn trập sao cho phù hợp với tần số nhấp nháy. Thao tác sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng này.


Đây là hai hình ảnh chụp cùng một đối tượng khi để tốc độ màn trập 1/200s và 1/50s. Bạn có thể thấy rõ hiện tượng sọc ở hình ảnh tốc độ 1/50s không còn xảy ra.
Quay phim không chỉ đơn giản là việc bấm máy, mà còn kết hợp giữa kỹ thuật, sáng tạo. Việc hiểu rõ và kiểm soát những yếu tố cơ bản như ánh sáng hay sự đồng bộ với tần số nhấp nháy sẽ giúp bạn tạo ra những thước phim mượt mà, sắc nét. Mỗi điều chỉnh nhỏ trong quá trình quay đều có thể tạo ra sự khác biệt lớn, mang lại chất lượng hình ảnh vượt trội. Bên cạnh những kỹ thuật trên, bạn cần phải luyện tập thường xuyên để có thể thao tác một cách thuần thục. Còn bạn, bạn còn biết những thông tin nào về quay phim, hãy bình luận cho Sống Channel biết nhé.