Hiện nay, với sự phát triển của mạng xã hội. Các chương trình về nội dung số, live stream, làm vlog, làm video phát triển rầm rộ. Ai làm video, youtube, tiktok cũng rất cần cho mình 01 chiếc micro thu âm. Với tính tiện dụng, nhỏ gọn, micro thu âm không dây luôn là 01 sự lựa chọn hàng đầu.
Ngày hôm nay, hãy cùng Sống Channel phân loại các dòng micro không dây cài áo phổ biến trên thị trường.

I/ Phân loại micro theo phạm vi sử dụng
1.Những dòng micro thu âm không dây chỉ sử dụng được cho điện thoại.
Đây là những dòng micro chỉ có khả năng sử dụng cho điện thoại thông minh, không có khả năng dùng cho máy ảnh, máy tính.
Đặc điểm của những dòng micro này là nó có thường thiết kế nhỏ gọn và được thiết kế có chân cắm trực tiếp vào chân sạc của điện thoại. Một số dòng micro tiêu biểu như : SMI-01, Gochek, Lensgo LWM – 518C, Boya BY-WM3T2, Saramonic B3, B4…

2. Những dòng micro thu âm không dây dùng được cả cho điện thoại, máy ảnh, máy tính.
Những dòng micro này thường có chân kết nối với điện thoại là cáp 3.5 mm. Chính vì thiết kế này, micro có thể vừa cắm vào điện thoại qua lỗ 3.5 mm, vừa có thể cắm vào máy tính, máy ảnh được. Lưu ý, đối với một số dòng điện thoại, máy ảnh không có lỗ 3.5mm mà có chân cắm khác thì chúng ta cần dùng thêm 01 cáp chuyển chính hãng như : Cáp chuyển từ 3.5 mm sang chân lightning cho điện thoại iphone, cáp chuyển 3.5 mm sang chân 2.5 mm cho 1 số dòng máy ảnh microless, cáp chuyển từ 3.5 mm sang chân type c…

II/ Phân loại theo giá thành
Giá thành cũng là 01 tiêu chí rất quan trọng mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Micro sẽ được chia ra làm các phân khúc giá khác nhau tùy theo thương hiệu, khả năng thu âm, chức năng sử dụng, phụ kiện đi kèm, bộ đơn hay bộ đôi.
1.Phân khúc giá dưới 1 triệu.
Đây là phân khúc giá rẻ của micro thu âm không dây. Ở phân khúc này đa phần là các dòng micro chỉ dành riêng cho điện thoại như SMI-01, Gochek.. Hoặc có thể dùng cho được cả điện thoại, máy ảnh, máy tính nhưng chỉ là bộ đơn như Micro TNVI ( bản đơn).
Những dòng micro giá rẻ này thường được thiết kế nhỏ gọn, khả năng thu âm khoảng từ 20m trở xuống, khả năng thu âm khi có vật cản kém, không có hộp sạc rời, không có chức năng báo pin, không có nhiều kênh bắt sóng, tiếng thu âm không trong trẻo được bằng những dòng micro cao cấp hơn.

2. Phân khúc giá từ 1- 3 triệu
Ở phân khúc này, các dòng micro thường có khả năng thu âm xa hơn, tốt hơn, trong trẻo và to hơn. Khả năng thu âm khi có vật cản cũng tốt hơn. Một số loại có nhiều kênh thu , phát sóng hơn. 1 số dòng còn có kèm theo hộp sạc rời rất là tiện dụng.
Tiêu biểu trong phân khúc này có thể kể tới như micro Lenso LWM-318C, Micro Boya WFM12, Boya WM3, Lensgo 518C…

3. Phân khúc giá trên 3 triệu.
Ở phân khúc này, khả năng thu âm tốt, lọc tạp âm và thu âm xa của micro được đánh giá khá tốt. Micro thường được thiết kế đẹp, của 1 số thương hiệu nổi tiếng như Saramonic hay Rode… Micro có nhiều kênh thu phát sóng, đồng thời micro cũng có thêm các chức năng như tăng giảm âm lượng, vạch báo pin…

III/ Phân loại theo hãng Micro
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều các hãng micro thu âm khác nhau, nhưng những hãng chính và phổ biến phải kể tới như : Boya, Lensgo, Saramonic, Rode, SMI, Sony…
Đa phần các hãng micro có mặt trên thị trường hiện nay tới từ Trung Quốc. Ngoài ra, thì cũng có 1 số hãng tới từ Nhật như Sony, hay từ Mỹ như Rode.
Như vậy, trong bài viết trên, mình đã phân loại tương đối về các dòng micro thu âm không dây theo nhu cầu cũng như túi tiền của người tiêu dùng. Việc dùng micro thu âm rất thuận tiện và mang lại hiệu quả rất tốt khi làm video. Mọi thông tin thắc mắc, muốn được tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ 0844500505. Bài viết trên là đánh giá và phân loại theo hiểu biết chủ quan của người viết. Còn thiếu sót gì, mong được góp ý. Xin chân thành cảm ơn