Chắc hẳn đã có đôi lần bạn đã từng xem những video quay thời gian trôi nhanh trên bầu trời trông thật chuyên nghiệp hay những video quay tua nhanh thành phố ban đêm ngầu đét và tự hỏi làm cách nào có thể quay được video xịn xò như thế? Trong kĩ thuật của nhiếp ảnh người ta gọi là kĩ thuật Hyperlapse và Timelapse. Hyperlapse và Timelapse là gì? Để tìm câu trả lời thì hãy cùng Sống Channel tìm hiểu về Hyperlapse và Timelapse, Hyperlapse và Timelapse có khác nhau? Cách quay Hyperlapse dễ nhất nhé!

1.Hyperlapse là gì?
Hyperlapse là một kỹ thuật phơi sáng trong nhiếp ảnh dịch chuyển thời gian, trong đó vị trí của máy ảnh được thay đổi giữa các lần phơi sáng để tạo một video ảnh chụp liên tục theo chuỗi thời gian.

Hay nói một cách dễ hiểu Hyperlapse là chế độ khi tua nhanh một video bình thường, camera dịch chuyển theo thời gian.
Cùng với kỹ thuật quay Hyperlapse, người chụp sẽ cần di chuyển nhiều. Bởi vì thế hầu hết người quay Hyperlapse đều quay tay không. Hoặc có tripod hỗ trợ cũng được mà k có tripod cũng không quá quan trọng.
Trong Video Hyperlapse, mọi thứ đều đang dịch chuyển, ra xa, xoay quanh hoặc đi về phía một chủ thể chính và chủ thể thường bị giới hạn.
2. Timelapse là gì?
Timelapse là kỹ thuật chụp liên tục nhiều tấm hình, sau đó thì ghép nó thành một video để tạo hiệu ứng tua nhanh thời gian, giúp người dùng thấy chuyển động của khung hình đó như trôi qua nhiều giai đoạn khác nhau chỉ trong thời gian ngắn.
Để quay video Timelapse có 2 hình thức, là chụp ảnh chụp ảnh time-lapse và quay phim time-lapse.
Chụp ảnh time-lapse là chụp liên tục rất nhiều bức ảnh rồi ghép lại thành một đoạn video ngắn bằng phần mềm chuyên dụng. Chụp ảnh time lapse sẽ cho chất lượng video cao nhưng cần sự hỗ trợ của phần mềm.
Quay phim time-lapse thì sử dụng ứng dụng có sẵn. Điều này cho phép chúng ta thấy từ 24 đến 30 hình ảnh đơn lẻ chụp ở thời điểm khác nhau, trong vòng 1 giây một cách tự động.
3.Hyperlapse và Timelapse có khác nhau?
Timelapse thường hay bị nhầm lẫn với kỹ thuật Hyperlapse. Bởi chúng đều là kỹ thuật quay mang đến những thước phim ngắn chuyển động nhanh. Tuy nhiên chúng có khá nhiều điểm khác biệt.
Điểm khác biệt
- Ở kỹ thuật Hyperlapse, máy ảnh sẽ dịch chuyển ở nhiều góc quay như ra xa quay mọi góc độ, xoay quanh.. thay vì cố định một chỗ như Timelapse. Vậy nên kĩ thuật Hyperlapse có xu hướng điện ảnh và thú vị hơn.

- Đối với chế độ Hyperlapse người quay bị giới hạn chủ thể so với kỹ thuật Timelapse. Bởi người chụp cần phải di chuyển rất nhiều trong một không gian rộng.
- Còn ở kỹ thuật Timelapse chỉ cần người quay đặt điện thoại hay camera ở một vị trí cố định và chụp liên tục nhiều tấm hình. Sau đó ghép nó thành một video để tạo hiệu ứng tua nhanh thời gian, trái ngược hẳn với chế độ Hyperlaps.
- Hyperlapse làm nổi bật chủ thể hơn nhiều so với Timelapse, và đương nhiên cũng khó thực hiện hơn nhiều.

- Kỹ thuật Timelapse cần quay trong khoảng thời gian dài nên sẽ tốn ít dung lượng của máy hơn.
- Hyperlapse thì chỉ quay trong thời gian ngắn bởi bản chất của Hyperlapse vẫn là quay video và tua nhanh video đó.
Điểm giống nhau
- Cả hai đều là dạng tua nhanh khoảnh khắc, có cùng một chức năng là rút ngắn thời lượng video. Bởi giúp người xem có góc nhìn nhanh hơn về các chuyển động đang diễn ra. Ví dụ như quá trình hoa nở, cây đâm chồi hay sự chuyển động của Trái Đất….

Tùy vào nhu cầu các bạn có thể lựa chọn cho mình kĩ thuật phù hợp để có những thước phim đẹp và ấn tượng.
- Nếu vật thể bạn quay chuyển động hãy chọn cho mình chế độ Timelapse. Bạn quay trong thời gian dài thì chọn Timelapse để hạn chế đầy bộ nhớ.
- Nếu camera chuyển động hãy chọn chế độ Hyperlapse.
Ở một số dòng điện thoại hay camera hành động đã có sẵn chế độ Timelapse, Hyperlapse. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn cách quay video Hyperlapse ấn tượng độc đáo trong những thước phim nhé.
4. Cách quay Hyperlapse dễ nhất.
Để quay được thước phim Hyperlapse có chiều sâu thì làm sao? Đầu tiên bạn phải quan tâm đến chọn địa điểm không gian, sau đó lựa chọn cách di chuyển ống kính. Sau đó quay ở định dạng Raw và chế độ thủ công, chọn cố định được tiêu điểm.
Chọn địa điểm không gian
Hạn chế quay nơi đông người nếu bạn muốn có thước phim đẹp nhất. Điều đó còn tránh việc video không có chủ thể nhất định. Không gian nên chọn những nơi rộng rãi, thoáng, dễ di chuyển để thay đổi góc máy.

Lựa chọn đường di chuyển ống kính
Đối với những người mới tập quay, để tránh thước phim rối mắt nên chọn di chuyển theo 1 cách nhất định. Sau đó mới ghép các chuyển động lại với nhau. Có 3 cách lựa chọn đường di chuyển ống kính được nhiều người ưa chuộng nhất là:
- Di chuyển tiến dần tới chủ thể được chọn
- Di chuyển xa dần chủ thể được chọn
- Di chuyển xung quanh chủ thể được chọn

Quay ở định dạng Raw và chế độ thủ công
Khi quay phim ở chế độ thủ công và định dạng Raw giúp người quay có thể đảm bảo những bức ảnh được ra đời nhất quán và đồng đều. Việc chỉnh sửa ảnh hậu kì sẽ dễ dàng hơn và cho chất lượng ảnh cao hơn. Tuy nhiên lưu ảnh với định dạng RAW sẽ tốn nhiều dung lượng thẻ nhớ hơn ảnh JPEG.

Chọn cố định được tiêu điểm
Xác định được tiêu điểm thì video Hyperlapse sẽ có tính đồng nhất, cố định và ổn định. Nếu chủ thể trong khung hình không có bất cứ tiêu điểm nào hoặc xung quanh di chuyển rất nhiều thì sẽ rất khó để tạo ra những thước phim Hyperlapse có chiều sâu và mượt mà.

Để hạn chế vấn đề này xảy ra, bạn cần tìm tiêu điểm để lấy nét. Sau đó chọn cố định được tiêu điểm.
Thông thường có thể là cạnh của mái nhà hoặc bất cứ điều gì thực sự nổi bật. Đây là lý do tại sao nhiều nhiếp ảnh gia chụp các tòa nhà hoặc vật thể có cạnh rõ ràng.
Bạn định quay Hyperlapse bằng tay không, bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ đó là từ màn hình lưới, nó sẽ giúp bạn xác định chủ thể dễ hơn.
Qua bài viết này, các bạn đã nắm được Hyperlapse và Timelapse có khác nhau?Cách quay Hyperlapse như thế nào rồi đúng không?