Muôn kiểu gắn camera hành động, camera hành trình khi sử dụng
Camera hành động, camera hành trình hay còn gọi là camera phượt ngày càng được sử dụng rộng rãi. Với nhiều tính năng ưu việt như khả năng quay sắc nét, độ phân giải hình ảnh khi quay lên tới 4K, khả năng chống rung tốt cùng góc máy rộng, khả năng chống nước, chống sốc tốt, những dòng camera này rất hữu ích khi quay phong cảnh, những cảnh quay hành động hay dùng làm camera hành trình để quay lại những quãng đường đã đi.Không giống như những dòng camera chỉ cầm tay, để trên gymbal để quay, với việc sử dụng vào nhiều mục đích việc chiếc camera hành động của bạn được trang bị kèm những phụ kiện để có thể cố định chúng vào những thiết bị khi chơi thể thao, hay đi du lịch, đi phượt là điều bắt buộc phải có.

Vì vậy, trong bài viết lần này, hãy cùng Sống Channel điểm qua những địa điểm gắn camera hành động thường được sử dụng nhiều nhất nhé.
1.Gắn trên mũ ( nón) bảo hiểm
Đây có thế được coi là vị trí huyền thoại của những chiếc camera hành động. Với việc phong trào đi phượt, đi chơi bằng xe máy ngày càng nhiều, cộng với việc muốn sử dụng camera như một chiếc camera hành trình để theo dõi trên những chặng đường đi, việc gắn chiếc camera hành động của mình lên mũ bảo hiểm hầu như là điều đầu tiên khi mua camera về. Với góc quay cao, rộng, có thể bao quát hết hai bên đường đi, camera có thể ghi lại những thước phim về những chặng đường đẹp, những con đèo huyền thoại. Vị trí gắn lên mũ bảo hiểm cũng có rất nhiều vị trí yêu thích. Tùy thuộc vào loại mũ các bạn mang, vào sở thích góc nhìn khi quay mang lại. Bạn sẽ có ngay những chiếc mũ thật ngầu và chất với em camera hành động của mình.




2. Gắn camera hành động lên trên người bạn
Khi chơi game hành động, đi leo núi, thám hiểm, hay kế cả đi xe máy, bạn có thể lựa chọn việc cố định chiếc camera hành động của mình lên trên cơ thể. Việc này sẽ giúp camera của bạn được cố định, sẽ làm giảm độ rung khi quay, đồng thời đây cũng là 1 cách bắt buộc khi bạn không còn tay mà cầm camera để quay.
Thông thường, khi gắn camera hành động lên người, thường sẽ gắn lên các vị trí như đầu, ngực, vai, tay, chân, tùy theo nhu cầu góc quay và môn thể thao của người dùng.



3. Gắn camera lên các phương tiện như xe ô tô, xe máy, xe đạp, ván trượt
Việc gắn camera hành động lên các phương tiện di chuyển, giúp camera trở thành những chiếc camera hành trình. Với những chiếc camera hành động, trong máy thường có chế độ looping video ( chế độ quay vòng lặp ) giúp camera có thể quay lại toàn bộ thời gian di chuyển trên đường như một chiếc camera hành trình. Video sẽ quay đầy thẻ nhớ và sẽ được ghi cuốn chiếu ( tự xóa những đoạn video cũ nhất và ghi thêm những đoạn video mới). Mỗi video sẽ được tự động cắt ra làm nhiều video ngắn 3 phút, 5 phút, 10 phút tùy vào cài đặt của người dùng. Để làm camera hành trình, thì việc cung cấp nguồn điện lâu dài cho camera cũng là một yếu tố quan trọng. Trên các phương tiện như ô tô, xe máy, bạn có thể cung cấp nguồn điện sạc cho camera.






4. Để camera hành động tại những vị trí cố định để quay
Khi nói tới để camera tại những vị trí cố định, chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ tới ngay tripod, thiết bị giúp cố định camera. Đúng vậy, tuy nhiên, ở camera hành động, với trọng lượng vô cùng nhẹ và kích thước nhỏ gọn. Bạn có thể gắn chiếc action cam lên những phụ kiện khác như những cái móc uốn, chân rệp
.


5. Cầm camera hành động và phụ kiện trên tay và đi quay
Với việc quay bằng cách cầm tay ta có thể sử dụng các phụ kiện kèm theo như Gymbal để chống rung, gậy tự sướng, các loại tripod nhỏ gọn.


6. Gắn camera hành động vào các thiết bị khác như lên Flycam, lên xe mô hình, ván trượt..
Với việc càng ngày có càng nhiều đồ chơi, và nếu như bạn muốn ghi lại những hình ảnh từ các thiết bị đó, việc trang bị một chiếc camera hành động lên trên thiết bị là điều tất yếu. Với khả năng chống sốc, chống nước, kích thước nhỏ gọn. Việc sự dụng một chiếc camera hành động trên những thiết bị này luôn được ưu tiên hàng đầu.
